Thương hiệu Rolex là thương hiệu đồng hồ đeo tay mạnh nhất toàn diện trong thế giới đồng hồ xa xỉ. Với sản lượng hàng năm vượt 1 triệu chiếc, thương hiệu này đạt được sự cân bằng “tối ưu” giữa định vị cao, độ nhận diện và công nghệ, đồng thời liên tục giữ vị trí dẫn đầu về doanh số bán hàng toàn cầu. Rolex quá xuất sắc, điều này không cần bàn cãi. Vậy trong thế giới đồng hồ cao cấp, liệu có thương hiệu nào đủ sức thách thức Rolex? Có, chỉ có hai: Omega và Cartier.
Rolex Daytona bạch kim 116506
Nhiều đồng hồ cao cấp, tại sao chỉ Omega và Cartier có thể so kè Rolex?
Đúng là có vô số thương hiệu định vị cao, không kể “tam mã” Patek Philippe, Vacheron Constantin, Audemars Piguet, ngay cả RICHARD MILLE, A. Lange & Söhne, Breguet cũng đều vượt Rolex về đẳng cấp. Vậy tại sao chỉ Omega và Cartier có thể sánh ngang? Chính nhờ sức mạnh tổng hợp.
Giống như trong làng xe sang, Mercedes-Benz, BMW, Audi (BBA) tuy không phải cao cấp nhất nhưng chắc chắn là bộ ba quyền lực toàn diện. Lamborghini, Ferrari, Aston Martin, Porsche dù đỉnh cao nhưng về độ phủ, ảnh hưởng và hệ thống công nghiệp đều không bằng. Có thể nói không ngoa, Rolex, Omega, Cartier chính là “bộ ba” của giới đồng hồ. Dù giữa ba hãng có khác biệt, nhưng đây là cuộc cạnh tranh nội bộ “tam hùng”, không phải thương hiệu nào cũng dự phần được.
Ví dụ: sản lượng hàng năm của Omega và Cartier khoảng 600,000 chiếc. Rolex hai năm trước đạt 810,000 chiếc, hiện đã tăng lên 1.05 triệu vào năm 2022. Dù chênh lệch sản lượng, nhưng hãy xem các thương hiệu cạnh tranh trực tiếp với bộ ba này đạt bao nhiêu (theo dữ liệu bán hàng 2021 từ Morgan Stanley).
Breitling: 190,000 chiếc, IWC: 160,000, Jaeger-LeCoultre: 95,000, Panerai: 72,000, Chopard: 58,000, Hublot: 50,000, Blancpain: 27,000, Piaget: 18,000, Glashütte Original: 15,000, Zenith: 14,000, Ulysse Nardin: 12,000. Tất cả đều quá thấp so với sản lượng của Rolex. Tuy độ nhận diện thương hiệu cũng rất cao.
Rõ ràng, các thương hiệu cạnh tranh trực tiếp đều không cùng đẳng cấp sản lượng với “tam hùng”. Rolex, Omega, Cartier chiếm vị trí top 3 doanh số toàn cầu, tổng doanh thu (chú ý: là doanh thu) của ba hãng chiếm tới 43% thị phần đồng hồ xa xỉ.
Ở đây chúng ta đang xét phương diện tổng sản lượng và tổng doanh thu. Vì có rất nhiều hãng có sản lượng rất lơn, tuy nhiên doanh thu thực sự chưa tương xứng. Ví dụ Tissot, Longines còn sản xuất nhiều hơn. Điểm đặc biệt của Rolex, Omega, Cartier là vừa duy trì sản lượng áp đảo, vừa giữ vững định vị cao – đó mới là yếu tố tạo nên sự khác biệt.
Omega – trụ cột của Tập đoàn Swatch.
Trong 5 thương hiệu cao cấp nhất của Swatch Group (Breguet, Blancpain, Jaquet Droz, Glashütte Original, Omega), đây là cái tên mạnh nhất; từ dòng nhập môn Tissot, Mido đến đỉnh cao Breguet, Omega chính là trụ cột trung tâm.
Thế giới chỉ có hai thương hiệu “cân bằng” nhất: Rolex và Omega. Omega cũng đạt được sự hài hòa giữa sản lượng lớn, định vị thương hiệu, độ phủ và công nghệ. Bốn dòng sản phẩm chính: Seamaster, Speedmaster, Constellation, De Ville cùng các biến thể phủ kín mọi phân khúc, có thể đối đầu trực tiếp từng sản phẩm với Rolex – điều hiếm thương hiệu nào làm được.
Song song cân bằng, Omega sở hữu công nghệ độc quyền: bộ máy Co-Axial, chứng nhận Master Chronometer kháng từ 15,000 Gauss đã phủ sóng toàn bộ sản phẩm. Cùng với đó là sự phát triển đồng bộ về dây tóc silicon, vỏ gốm, hợp kim vàng 18K độc quyền. Có thể nói, Omega được Swatch Group dồn toàn lực phát triển, là một trong những thương hiệu mạnh nhất không chỉ của tập đoàn mà còn cả giới đồng hồ. Sức mạnh này không nằm ở số lượng đồng hồ phức tạp, mà ở việc mọi sản phẩm dù cơ bản nhất cũng được trang bị công nghệ đỉnh cao, kể cả dòng nhập môn cũng không hề “đuối” – điểm khác biệt lớn so với đối thủ.
Cuối cùng, Omega khẳng định vị thế đồng hồ phức tạp qua cỗ máy tourbillon giữa mặt. Tourbillon giữa mặt là độc quyền của Omega trong Swatch Group, cũng gần như không có đối thủ tương đồng trên thị trường (một số nghệ nhân độc lập từng chế tác).
Cartier – trụ cột của Tập đoàn Richemont
Thương hiệu Cartier một mình gánh vác và dẫn dắt toàn bộ mảng đồng hồ của Richemont. Có thể nói, không có Cartier sẽ không có Richemont (chỉ nói đến mảng đồng hồ).
Một số người mới chơi thường coi nhẹ Cartier do chưa thực sự hiểu về thương hiệu này. Thực tế, nhiều thương hiệu của Richemont đều “bám đuôi” Cartier. Hiện tại, các hãng như Vacheron Constantin, Piaget, IWC, Panerai, Baume & Mercier đều sử dụng máy Cartier – tức bộ máy dùng chung nội bộ. Bà Carole – Giám đốc R&D máy Cartier đã phát triển hai bộ máy tự động 1904MC và 1847MC ra mắt năm 2013. Ngoài dùng cho Cartier, Richemont còn phân phối cho các thương hiệu trên tùy chỉnh lại theo đặc thù. Cartier chính là “động cơ” ngầm của cả tập đoàn.
Dù nổi tiếng nhờ thiết kế tinh tế, nhưng xét kỹ sẽ thấy các dòng sản phẩm của Cartier phủ đủ mọi phân khúc: Ballon Bleu, Tank thiên về dress-watch; Santos, Pasha mang hơi hướng thể thao. Tương tự Rolex, Omega, Cartier có thể đối đầu trực tiếp từng dòng, chưa kể đồng hồ nữ cực mạnh. Sự đa dạng này khiến Cartier trở thành hiện tượng hiếm hoi ngoài bộ đôi kể trên. Và là đối trọng mà kể cả Rolex cũng chưa bao giờ dám coi thường.
Bên cạnh sản phẩm thường, Cartier còn sở hữu kho đồng hồ phức tạp khổng lồ: tourbillon, minute repeater, perpetual calendar, grande complication, métiers d’art đạt đẳng cấp hàng đầu – điểm mà Rolex và Omega không có.
Lợi ích của “tam hùng” với người chơi?
Đó là dễ mua, dễ bảo hành. Ba thương hiệu này được Rolex Group, Swatch Group, Richemont Group tập trung mọi nguồn lực phát triển. Bất kì ngành nghề nào thì sự cạnh tranh cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Chính cạnh tranh là nguồn gốc cho sự phát triển vượt bậc của ngành đồng hồ hiện nay. Đây là lợi ích rất lớn của người tiêu dùng để có được những chiếc đồng hồ đẹp nhất.